TẢI APP ĐẶT XE GIÁ RẺ, BIẾT TRƯỚC GIÁ NGAY!      

Về Quê Ăn Tết: Chở Hàng Hóa Trên Nóc Ô Tô Có Bị Xử Phạt?

Tết Nguyên Đán là dịp quan trọng nhất trong năm ở mỗi gia đình Việt Nam. Khoảnh khắc đoàn tụ làm ta quên đi mọi mệt nhọc, nô nức chuẩn bị tối đầy quà tặng và hàng hóa về quê. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tự hỏi: Liệu chở hàng hóa trên nóc xe ô tô có bị xử phạt hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Quy định về chở hàng trên nóc ô tô

Liên quan đến việc chở hàng hóa trên nóc ô tô, tại Điều 17 quy định chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ (Thông tư 39/2024 của Bộ GTVT) nêu rõ: Ô tô chở người không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe và không được xếp hàng hóa, hành lý trên nóc xe (trừ trường hợp có thiết kế được cơ quan đăng kiểm chứng nhận) để đảm bảo an toàn giao thông.

Nghị định 168/2024 hiện chưa có mức xử phạt với ô tô con chở đồ, hàng hóa, hành lý... trên nóc xe. Tuy nhiên có quy định liên quan đến việc chở hàng hóa trên ô tô khách, ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên.

Theo quy định tại Luật Giao thông Đường bộ Việt Nam và Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại xe ô tô, việc chở hàng trên nóc xe được phép trong một số trường hợp nhất định, tuy nhiên cần tuân thủ một số quy định quan trọng như sau:

  • Tải trọng tối đa: Tải trọng của hàng hóa đặt trên nóc xe không được vượt quá khối lượng cho phép do nhà sản xuất quy định.

  • Kích thước hàng hóa: Chiều cao của hàng hóa tính từ mốc khống (nóc xe) không được vượt quá 0,5m đối với xe ô tô có tải trọng dưới 1,5 tấn và 0,8m đối với xe ô tô có tải trọng lớn hơn.

  • Cách bốc dỡ hàng hóa: Hàng hóa cần được bốc dữ, ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo an toàn giao thông.

2. Chở hàng trên nóc ô tô có bị xử phạt hay không?

Tại Điều 20 của Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự ô tô chở hành khách vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nêu: "Phạt từ 600 - 800 nghìn đồng nếu vi phạm sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách". 

Cũng tại Điều 20 quy định: "Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe", sẽ bị phạt từ 600 - 800 nghìn đồng.

Việc chở hàng trên nóc xe được coi là hành vi hợp lý nếu tuân thủ đúng quy định. Tuy nhiên, nếu người lái xe không tuân thủ các tiêu chuẩn về tải trọng và kích thước hàng hóa, học rắc rối trên đường, hơn nữa là gây nguy hiểm cho an toàn giao thông, thì có thể bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các bổ sung mới nhất trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

  • Mức phạt từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều cao cho phép.

  • Mức phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa làm mất an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho người khác.

  • Ngoài ra, tùy mức độ nghiêm trọng, tài xế có thể bị tịch thu hoặc buộc phải tháo dỡ hàng hóa không hợp lệ.

3. Các lời khuyên khi chở hàng trên nóc xe để về quê ăn Tết

Để tránh những phiền phức khi bị xử phạt và đảm bảo an toàn giao thông, bạn nên lưu ý một số điều khi chở hàng hóa trên nóc xe:

  • Sử dụng giá đỡ đúng chuẩn: Đảm bảo giá đỡ trên nóc xe có kết cấu chắc chắn và đã được kiểm định.

  • Phân bố tải trọng hợp lý: Tránh chở quá tải hoặc lệch tải trọng, gây mất cân bằng xe.

  • Buộc chặt hàng hóa: Sử dụng dây ràng chắc chắn để tránh hàng bị rơi ra khi đang di chuyển.

  • Kiểm tra trước khi lên đường: Trước khi khởi hành, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ phụ kiện, hàng hóa và đảm bảo chúng đã được cố định an toàn.

Chở hàng hóa trên nóc ô tô để về quê ăn Tết không phải là hành vi bất hợp pháp, nhưng cần tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh. Chau chuốt trong cách sắp xếp và di chuyển không chỉ giúp bạn tránh bị xử phạt, mà còn mang lại chuyến đi đầy niềm vui và an toàn.

Nguồn: Tổng Hợp